Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

WORDPRESS LÀ GÌ ?
Chắc hẳn các bạn hay online thường nghe tới cụm từ WordPress. Vậy WordPress là gì ? Công dụng của nó ra sao? Mời các bạn tìm hiểu rõ hơn ở bài viết này.
WordPress là một mã nguồn web mở để quản trị nội dung (CMS – Content Management System ) và cũng là một nền tảng blog (Blog Platform) được viết trên ngôn ngữ PHP sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được phát hành đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi Matt Mullenweg và Mike Little.

Thực ra WordPress lúc đầu mới công bố ra nó không được xem như là một CMS bởi vì sức mạnh của nó cũng còn giới hạn ít nhiều nên lúc đó cộng đồng xem WordPress chỉ là một mã nguồn được lựa chọn để phát triển blog cá nhân bình thường với các tính năng rất cơ bản là hỗ trợ tạo trang tĩnh, tạo bài viết có nhúng tính năng bình luận bài viết để thành viên có thể tương tác.
Vậy WordPress được viết bằng cái gì?
- WordPress được viết bằng PHP và sử dụng hệ quản trị MySQL. WordPress chạy tốt trên PHP5, hầu hết mọi host (dịch vụ lưu trữ trực tuyến) có PHP đều hỗ trợ WordPress. Nhiều Host (Godaddy, Host Gator, …) còn có chức năng tự động cài đặt WordPress cho thấy sự phát triển của WordPress mạnh đến mức nào.
- Ngoài ra, WordPress còn hỗ trợ tạo Blog miễn phí trên WordPress.com để những ai không có điều kiện tài chính, kỹ thuật, thời gian… có thể sử dụng được WordPress.
Với những tính năng nổi trội đó, WordPress có đối thủ không?
- Tất nhiên, với thời đại hiện nay, ngay cả Google, Yahoo còn có đối thủ
Các Blog PlatForm hiện nay xuất hiện khá nhiều lại còn nhiều dịch vụ hấp dẫn thu hút mọi người, nhiều Blog rất đẹp mắt (Vd: Bo-Blog bạn có thể xem số Thread trên Freecodevn sẽ thấy. Còn có nhiều loại Blog là biến thể của WordPress, sau khi cài đặt tôi còn tưởng là… WordPress phiên bản mới)… Còn về thiết kế website thì WordPress còn nhiều đối thủ cạnh tranh nữa. Nhưng mà các số liệu sau có thể đánh giá được sức mạnh của WordPress
Những đặc điểm nổi bật của WordPress
- Cài đặt đơn giản và cực kì nhanh chóng, với trình cài đặt 5 phút nổi tiếng .
- Hệ thống Plugin phong phú và cập nhật liên tục, bạn cũng có thể tự viết plugin cho mình.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ ( bao gồm cả tiếng Việt )
- Được cập nhật, vá lỗi và hỗ trợ liên tục.
- Có rất nhiều Theme miễn phí, chuyên nghiệp và SEO rất tốt.
- Dễ dàng quản lý và thao tác, việc quản lý blog, bài viết giống như các phần mềm thiết kế web chuyên nghiệp.
- Tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, bạn có thể viết công thức - toán học ngay trong bài viết.
- Upload và quản lý hình ảnh một cách dễ dàng, đặc biệt là chức năng tạo thumbnail rất hay.

- Có một hệ thống Widget đa dạng ( ứng dụng tạo thêm ) như Thống kê số người truy cập, Danh sách các bài viết mới, các bài viết nổi bật, được xem nhiều, được comment nhiều, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các trang, Bài viết theo ngày tháng, … có đến trên 23 Widget để bạn tha hồ lựa chọn.
- Thống kê số truy cập từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó bạn sẽ có định hướng nên viết gì tiếp theo.
- Hệ thống quản lý và duyệt Comment rất hay, có thể chặn spam theo IP.
- Hệ thống phân quyền với nhiều cấp độ khác nhau như: Administrator, Author, Editor, Contributer, Subcriber. Mỗi phân quyền sẽ có các quyền hạn khác nhau như được phép đăng bài viết, sửa bài viết, xóa bài viết, duyệt comment …
- Sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng để backup hoặc chuyển nhà sang một nơi khác.
- Hỗ trợ import đa năng từ các blog khác như Blogspot, Tumblr, Blogger, LiveJournal
- WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ hình ảnh và văn bản.
- Hàng ngày WordPress sẽ thống kê 100 bài viết trên các blog tiếng Việt được nhiều người đọc nhất. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
Và đặc biệt mới đây nhất WordPress hỗ trợ việc quản lý blog qua mobile rất thuận tiện và dễ dàng.
Kết Luận:
Qua bài viết này, có lẽ các bạn đã hình dung được WordPress là gì? Sử dụng làm gì và tại sao chúng ta nên sử dụng nó.  Có thể nói ví von WordPress như 1 cái khung sườn vững chắc cho 1 website mà chúng ta có thể thiết đặt, bổ sung tùy biến cho nó chuyên nghiệp hơn và theo ý muốn. Trong các bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng bắt tay xây dựng một website chuyên nghiêp với bộ mã nguồn WordPress, mời các bạn cùng theo dõi.

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét